Tham khảo: Ý nghĩa sinh học, thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học

Hiện tượng khống chế sinh học là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên. Ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, các ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng này nha.

Hiện tượng khống chế sinh học là gì?

Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng bị kìm hãm số lượng cá thể trong một quần thể do số lượng cá thể của một quần thể khác.

Thí dụ :

Về mùa xuân, sâu bọ phát triển mạnh do gặp đ.kiện thuận lợi (khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi …) khiến số lượng chim sâu tăng theo.

Khi s.lượng chim sâu tăng quá nhiễu, sâu bọ bị chim tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ bị giảm đi nhanh chóng.

Như vậy : số lượng sâu bọ phụ thuộc vào số lượng chim sâu.

Hình minh họa một quần thể thỏ

Ý nghĩa sinh học & thực tiễn

Ý nghĩa sinh học :

H.tượng khống chế sinh học phản ánh qui luật về sự phụ thuộc số lượng giữa các loài có mối quan hệ đối địch trong quân xã.

Trên cơ sở đó làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, đảm bảo cho sự tổn tại của các loài trong quần xã, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

Ý nghĩa thực tiễn :

H.tượng khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học, nhằm chủ động kiểm soát số lượng cá thể của mỗi loài theo hướng có lợi cho con người.

Thí dụ :

Dùng bọ rùa để tiêu diệt rệp hại cam.
Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa.

Sưu tầm & Chia sẻ kiến thức

Mọi người tham khảo & đóng góp ý kiến bổ sung nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *