Tham khảo: Phân tích tìm hiểu nguồn gốc, bản chất & quá trình, vai trò của ý thức


Ý thức là gì?


là hình thức p/ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người.

là sự p/ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan..

là một phạm trù song song với phạm trù vật chất.

là sự p/ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người & có sự cái biến & sáng tạo.


Nguồn gốc của ý thức

Ý thức có 2 nguồn gốc: tự nhiên và xã hội


Nguồn gốc tự nhiên của ý thức (não người + sự p/ánh)

Được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng
động.

a) Não người là sản phẩm quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, từ vô cơ tới hữu cơ, chất sống (thực vật & động vật) rồi đến con người- sinh vật-XH.

Là tổ chức vật chất có cấu trúc tinh vi; chỉ khoảng 370g nhưng có tới 14-15 tỷ tế bào thần kinh liên hệ với nhau & với các giác quan tạo ra mối liên hệ thu, nhận đa dạng để não người điều khiển hoạt động của cơ thể đối với thế giới bên ngoài.

Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động của thần kinh não bộ; bộ não càng hoàn thiện hoạt động thần kinh càng hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú & sâu sắc.

Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy & tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi não bị tổn thương.

b) Sự p/ánh của vật chất là một trong những nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Mọi hình thức vật chất đều có thuộc tính p/ánh & p/ánh phát triển từ hình thức thấp lên hình thức cao- tùy thuộc vào kết cấu của tổ chức vật chất.

p/ánh là sự tái tạo lại những đặc điểm, t/chất của dạng vật chất này (dưới dạng đã thay đổi) trong một dạng vật chất khác.

Quá trình p/ánh bao hàm quá trình thông tin, cái được p/ánh (tác động) là những sự vật, hiện tượng cụ thể của vật chất, còn cái p/ánh (nhận tác động) là cái chứa đựng thông tin về những sự vật, hiện tượng đó.

Các hình thức p/ánh.

+) p/ánh của giới vô cơ (gồm p/ánh vật lý & p/ánh hoá học) là những p/ánh thụ động, không định hướng & không lựa chọn.

+) p/ánh của thực vật là tính kích thích

+) p/ánh của động vật đã có định hướng, lựa chọn để nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống.

Trong p/ánh của động vật có phản xạ không điều kiện (bản năng); phản xạ có điều kiện (tác động thường xuyên) ở động vật có thần kinh trung ương tạo nên tâm lý.

Hình thức p/ánh cao nhất (p/ánh năng động, sáng tạo) làý thức của con người, đặc trưng cho một dạng vật chất có tổ chức cao là não người.

Tóm lại, sự phát triển của các hình thức p/ánh gắn liền với các trình độ tổ chức vật chất khác nhau & ý thức nảy sinh từ các hình thức p/ánh đó.

Quan điểm trên của triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin về ý thức chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức khỏi hoạt động của não người, thần bí hoá ý thức; đồng thời chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường cho rằng não tiết ra ý thức tương tự như gan tiết ra mật.

Nguồn gốc XH của ý thức (lao động + ngôn ngữ)

a) Lao động là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử- XH của con người nhằm tạo ra của cải để tồn tại & phát triển; đồng thời lao động cũng tạo ra đời sống tinh thần & hơn thế nữa, lao động giúp con người hoàn thiện chính mình.

Sự hoàn thiện của đôi tay, việc biết chế tạo công cụ lao động làm cho ý thức không ngừng phát triển, tạo cơ sở cho con người nhận thức những t/chất mới của giới tự nhiên; dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, suy luận dần được hình thành & phát triển.

b) Trong quá trình lao động con người liên kết với nhau, tạo thành các mối quan hệ XH tất yếu & các mối quan hệ của các thành viên của XH không ngừng được củng cố & phát triển dẫn đến nhu cầu cần thiết “phải trao đổi với nhau điều gì đấy” nên ngôn ngữ xuất hiện.

Ngôn ngữ ra đời trở thành “cái vỏ vật chất của ý thức”, thành phương tiện thể hiện ý thức. Nhờ ngôn ngữ, con người khái quát hoá, trừu tượng hoá những kinh nghiệm để truyền lại cho nhau.

Ngôn ngữ là sản phẩm của lao động, đến lượt nó, ngôn ngữ lại thúc đẩy lao động phát triển.

Như vậy, bộ não người cùng với thế giới vật chất tác động lên bộ não đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức & với quan điểm như vậy về ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ não, thần bí hoá ý thức; đồng thời chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường cho rằng não tiết ra ý thức tương tự như gan tiết ra mật.


Bản chất của ý thức


Bản chất của ý thức thể hiện qua bốn điểm

Điểm xuất phát để hiểu bản chất của ý thức là sự thừa nhận ý thức là sự p/ánh, là hình ảnh tinh thần về sự vật, hiện tượng khách quan. Ý thức thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất, mà chỉ là hình ảnh phi cảm tính của các sự vật, hiện tượng cảm tính được p/ánh.

Bản chất của ý thức thể hiện ở sự p/ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người; là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.

1)

Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan bởi hình ảnh ấy tuy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện; nhưng thế giới ấy không còn y nguyên như nó vốn có, mà đã bị cái chủ quan của con người cải biến thông qua tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, nhu cầu v.v.

Ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người & được cải biến đi ở trong đó”.

Có thể nói, ý thức p/ánh hiện thực, còn ngôn ngữ thì diễn đạt hiện thực & nói lên tư tưởng. Các tư tưởng đó được tín hiệu hoá trong một dạng cụ thể của vật chất- là ngôn ngữ- cái mà con người có thể cảm giác được. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành & tồn tại được.

2)

Ý thức là sự p/ánh năng động, sáng tạo, thể hiện ở chỗ, ý thức p/ánh thế giới có chọn lọc- tùy thuộc vào mục đích của chủ thể nhận thức.

Sự p/ánh đó nhằm nắm bắt bản chất, quy luật vận động & phát triển của sự vật, hiện tượng; khả năng vượt trước (dự báo) của ý thức tạo nên sự lường trước những tình huống sẽ gây tác động tốt, xấu lên kết  quả của hoạt động mà con người đang hướng tới.

Có được dự báo đó, con người điều chỉnh chương trình của mình sao cho phù hợp với dự kiến xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng; xây dựng các mô hình lý tưởng, đề ra phương pháp thực hiện phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu.

Như vậy, ý thức không chỉ p/ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan.

3)

Ý thức là một hiện tượng XH & mang bản chất XH.

Sự ra đời & tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các quy luật XH; do nhu cầu giao tiếp XH & các điều kiện sinh hoạt hiện thực của XH quy định.

Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của bản thân & thực tiễn XH.

Ở các thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự p/ánh (ý thức) về cùng một sự vật, hiện tượng có sự khác nhau theo các điều kiện vật chất & tinh thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc.


Quá trình hình thành ý thức


Có thể nói quá trình ý thức gồm các giai đoạn.

a)

Trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể với khách thể p/ánh; định hướng & chọn lọc các thông tin cần thiết.

b)

Mô hình hoá đối tượng trong tư duy ở dạng hình ảnh tinh thần, tức là sáng tạo lại khách thể p/ánh theo cách mã hoá sự vật, hiện tượng vật chất thành ý tưởng tinh thần phi vật chất.

c)

Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực, tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến các ý tưởng tinh thần phi vật chất trong tư duy thành các sự vật, hiện tượng vật chất ngoài hiện thực.

Trong giai đoạn này, con người lựa chọn phương pháp, công cụ tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.

“Đề cương ôn triết học trong lúc mình đang đi học”

Sưu tầm & Chia sẻ kiến thức

Mọi người tham khảo & đóng góp ý kiến bổ sung nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *