Tìm hiểu: Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng & các kiểu hình thức của nhà nước

Nhà nước là gì?

Nhà n­ước là một tổ chức chính trị của XH, một bộ máy chuyên chính của giai cấp nắm chính quyền thống trị về mặt kinh tế (nhằm bảo vệ chế độ kinh tế hiện có và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác

 

Hình minh họa nhà nước XHCN Việt Nam

Nguyên nhân ra đời nhà nước

– Có một thời kỳ dài trong lịch sử chưa có nhà nước.

– Theo Ph.Ăngghen nhà nước ra đời là do các nguyên nhân sau:

+ Do sự phát triển của LLSX ở cuối thời kỳ nguyên thủy

+ Giai cấp xuất hiện

+ Chiến tranh giữa các bộ tộc càng làm tăng thêm mâu thuẫn XH

+ Các tổ chức lãnh đạo thị tộc từ chỗ là công cụ của nhân dân đến chỗ trở thành đối lập với nhân dân

– Theo V.I Lênin: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được…”.

Bản chất của nhà nước

– Theo quan điểm của CNDVLS, thì nhà nước về bản chất “chẳng qua chỉ là bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác”, là một cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn XH.

Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thống trị về mặt kinh tế lập ra nhằm hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động.

– Không có nhà nước đứng trên mọi giai cấp. Nhà nước theo nguyên nghĩa là nhà nước của giai cấp bóc lột.

Theo bản chất đó, nhà nước là một bộ máy quan trọng của KTTT trong XH có giai cấp.

Tất cả các hoạt động chính trị, văn hoá, XH do nhà nước tiến hành, xét đến cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị; cũng xét đến cùng mọi nhà nước trong XH có giai cấp đối kháng cũng đều là công cụ bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị.

– Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, nhà nước giữ được một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch.

Đó là khi cuộc đấu tranh của hai giai cấp này đã đạt tới thế cân băng nhất định; hoặc nhà nước cũng có thể thực hiện những thỏa hiệp về quyền lợi tạm thời giữa những giai cấp để chống lại moọt giai cấp khác.

Nhưng đó chỉ là tạm thời và là ngoại lệ. Xu thế chung tất yếu trong sự phát triển kinh tế XH thì sự tập trung quyền lực lại sẽ rơi vào tay một giai cấp nhất định.

Đặc trưng cơ bản của nhà nước

Bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau:

– Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.

– Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong XH đó.

– Nhà nước hình thành một hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy thống trị.

Chức năng cơ bản của nhà nước

– Bản chất của nhà nước còn được thể hiện ở chức năng của nó.

Tuỳ theo góc độ khác nhau mà chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. 

– Dưới góc độ tính chất quyền lực của chính trị: nhà nước có chức năng thống trị chính trị giai cấp  chức năng XH.

Trong đó, chức năng thống trị chính trị quyết định chức năng XH.

– Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội chức năng đối ngoại.

Trong đó, chức năng đối nội quyết định chức năng đối ngoại.

Các kiểu và hình thức của nhà nước

Khái niệm

Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ nào, tương ứng với hình thái kinh tế – XH nào.

Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước.

Nói cách khác, đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị.

Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử

– Tương ứng với ba hình thái kinh tế – XH đã có trong lịch sử là ba kiểu nhà nước: chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư sản.

– Tuỳ theo mỗi hình thái kinh tế – XH cụ thể của mỗi quốc gia mà mỗi kiểu nhà nước lại được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau.

“Đề cương ôn triết học trong lúc mình đang đi học”

Sưu tầm & Chia sẻ kiến thức

Mọi người tham khảo & đóng góp ý kiến bổ sung nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *