Tham khảo: Những điều cần lưu ý, cần tránh khi nói chuyện với nhau trong các mối quan hệ

“Tham khảo: Những điều cần tránh khi nói chuyện với nhau”

Những lưu ý khi nói chuyện với nhau:

Tránh nói đầu câu chuyện quá sâu.

Tránh cách điệu quá thập

Tránh tự khoe khoang

Tránh nói những việc mất hứng thú

Tránh lôi kéo thành nhóm nhỏ

Tránh nói những khiếm khuyết của người khác.

Những lưu ý khi nói chuyện với cấp trên, người lớn hơn mình

Chú ý lắng nghe đối phương nói sẽ thể hiện được lòng cung kính của mình, không được ngó đông nhìn tây lơ đễnh cuộc nói chuyện, như thế sẽ tạo ra sự bất măn và câu chuyện không thể tiếp tục sâu hơn nữa.

Phải để cho đối phương nói nhiều hơn, làm cho họ có cảm giác được nắm quyền chủ động. Không nên thao thao bất tuyệt nói chuyện không ngừng khiến đối phương sinh ra không vui.

Hình minh họa khi nói chuyện với cấp trên

Khi nói chuyện mà ý kiến hai bên bất đồng, bạn nên nêu ra cách nhìn nhận của mình có mức độ, không nên nhấn mạnh ai đúng ai sai. Nên giữ thể diện cho mình và đối phương một cách thích đánh, không nên tự đưa mình hoặc đối phương và thế bí, dẫn đến tạo ra mâu thuẫn.

Tổng hợp Những lưu ý chung:

Tránh cắt đứt lời nói của đối phương hoặc tránh tiếp nối vào câu chuyện khiến đối phương khó chịu, khiến cho cuộc nói chuyện không được thuận lợi.

Tránh nói chuyện không thâu tóm lại và giải thích, khiến cho đối phương không hiểu ý câu chuyện mà bạn muốn nói.

Luôn tập trung chú ý người khác nói, tránh phân tán tinh thần dẫn đến việc phải nhắc lại việc đó thêm lần nữa, dần dần sẽ làm mất đi hứng thú của cuộc nói chuyện.

Khi nói thì không nên đưa ra nhiều câu hỏi liên tục, khiến đối phương không thể theo kịp cũng như có cảm giác khó chịu khi phải ứng phó chúng.

Tránh dửng dưng với nhũng đề xuất của đối phương, lời nói rỗng tếch hoặc tránh né không trả lời thẳng vào vấn đề.

Khi nói chuyện phải có thái độ nghiêm túc, phải tránh tự nhạo báng, nghịch ngợm, nói bông đùa, đối với hiện tượng nào đó tùy tiện đưa ra kết luận thiếu suy nghĩ, biểu hiện ra sự thiếu trách nhiệm.

Không nên tránh việc chính, chỉ nói việc phụ, né tránh lung tung, lấp lửng nước đôi làm cho đối phương không hiểu được ý và khuynh hướng của bạn.

Lưu ý không nên nhấn mạnh một số tình tiết vụn vặt nào đó không ăn khớp với chủ đề một cách không thích hoặc tiến hành công kích cá nhân quá nhiều đối với người khác khiến cho đối phương cảm thấy khó xử và mỏi mệt.

Ân thanh khi nói chuyện với ngữ điệu phù hợp, tùy vào nội dung và tình tiết câu chuyện quyết định. Âm thanh ở đây bao gồm cả cường độ âm và tốc độ: mạnh yếu, nhanh chậm không thể đồng loạt như nhau.

Nói chung, trong khi nói chuyện thì âm thanh phải điều chỉnh cao thấp vừa phải, mạnh yếu đúng lúc, vừa không thể quá nhỏ, lại không quá to chối tai, vừa không thể tuôn ra như súng liên thanh làm cho thần kinh người nghe căng thẳng, tiếp nhận không kịp và hiểu ý được nội dung chuyện.

Sưu tầm & Chia sẻ kiến thức

Mọi người tham khảo & đóng góp ý kiến bổ sung nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *